Đối với người dân Việt Nam, sen thực sự là một loại cây vô cùng quen thuộc và gần gũi. Hầu hết các thành phần của cây sen đều có tác dụng vô cùng hữu ích từ hoa sen, hạt sen, tâm sen, củ sen đến lá sen. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ lá sen chỉ dùng để gói xôi, gói cốm,… ít ai biết lá sen lại có nhiều công dụng hữu ích.
Dưới đây là một số tác dụng của lá sen khô:
-
Nước lá sen khô có tác dụng chữa mất nước:
Người bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước. Chỉ cần lấy lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày.
-
Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh:
Lá sen sao thơm (hay lá sen khô) 20-30 g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.
-
Chữa mất ngủ:
Lá sen loại bánh tẻ 30 g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen.
-
Chữa sốt xuất huyết:
Lá sen 40 g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40 g, rau má 30 g, hạt mã đề 20 g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60 g.
-
Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu:
Lá sen 40 g để sống, rau má 12 g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
-
Chữa ho ra máu, nôn ra máu:
Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30 g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20 g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
-
Chữa đau mắt:
Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10 g), cúc hoa vàng 4 g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.
-
Đắp nhọt:
Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.
-
Phòng chống béo phì: